Hộ kinh doanh là một loại hình kinh tế cơ bản và nhiều nhất cả nước. Chỉ cần số vốn nhỏ, có ngành nghề buôn bán là cá nhân đã đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh là gì? Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ của hộ kinh doanh như thế nào?

1. Khái niệm hộ kinh doanh

Tại điều 68 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có định nghĩa hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người:

  • Là các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
  • Sử dụng dưới 10 lao động.
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký.
    LƯU Ý: Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng trên 10 lao động thì bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Hộ kinh doanh là gì

    Hộ kinh doanh là gì?

    2. Quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

    Ai được thành lập hộ kinh doanh?

    Theo quy định của Luật hiện hành thì những trường hợp sau được thành lập hộ kinh doanh:
    Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh.

    Nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

    Hộ kinh doanh có nghĩa vụ sau:
    – Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
    – Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

    3. Các bước thành lập hồ kinh doanh

    Bước 1: Dự kiến một số thông tin bắt buộc sau:

  • Tên hộ kinh doanh,
  • Địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Số lao động
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập HKD

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy đăng ký thuế
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
  • Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sau 3 ngày duyệt hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh.
    Hộ kinh doanh là một mô hình đơn giản ở Việt Nam. Cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý và cân nhắc về quy định hộ kinh doanh.
    Đừng quên bạn nhé! Bất kỳ khi nào bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian làm các thủ tục trên, mời bạn tham khảo thêm dịch vụ thành lập hộ kinh doanh – phí 1.500.000đ của Haines Watts.